Tin nổi bật
TRIỂN KHAI THI CÔNG GÓI THẦU KIÊN CỐ HÓA KÊNH TƯỚI NỘI ĐỒNG XÃ DUYÊN THÁI - CHỦ ĐẦU TƯ : UBND XÃ DUYÊN THÁI, HUYỆN THƯỜNG TÍN, TP HÀ NỘI
- LÀM VIỆC VỚI THANH TRA HUYỆN THANH TRÌ VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN : CẢI TẠO TRỤ SỞ UBND XÃ ĐẠI ÁNG, NHÀ VĂN HÓA THÔN ĐẠI ÁNG, Hoàn thiện hệ thống đường giao thông và thoát nước trục thôn Vĩnh Trung ( Tuyến 2 – xóm 5), NÂNG CẤP CẢI TẠO TRẠM BƠM ĐẦU SÔNG HÒA BÌNH...
- LẬP HỒ SƠ DỰ THẦU : DỰ ÁN TRƯỜNG MẦM NON XÃ VĨNH QUỲNH (THÔN ÍCH VỊNH ), HUYỆN THANH TRÌ - GÓI THẦU: XÂY LẮP VÀ THIẾT BỊ - CHỦ ĐẦU TƯ : BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN HUYỆN THANH TRÌ
- QUYẾT TOÁN DỰ ÁN KHO XĂNG DẦU CHIẾN THUẬT QUÂN KHU 3 - CHỦ ĐẦU TƯ : CỤC HẬU CẦN - QUÂN KHU 3
Video về Đại Nam Phát
Bảng Giá Chứng Khoán
|
10 dấu hiệu của một công sở “ đáng sợ”
10 dấu hiệu của một công sở “ đáng sợ”
Poster
Dantri.com.vn
10 dấu hiệu của một công sở “ đáng sợ”
Một công sở lí tưởng là nơi nhân viên coi như “ngôi nhà thứ 2”, là nơi họ được thoải mái phát huy hết khả năng của mình. Ngược lại, nếu môi trường làm việc kìm hãm, hạn chế sự phát triển của nhân viên thì quả là “ đáng sợ”.
Dưới đây là 10 dấu hiệu của công sợ “đáng sợ”, liệu bạn có đang làm việc trong hoàn cảnh như vậy?
1. Nhân viên luôn phải chú ý tới sắc thái của sếp
Thay vì tập trung vào chất lượng công việc, nhân viên lại luôn chạy theo để làm hài lòng mọi yêu cầu không liên quan tới công việc của sếp. Hơn nữa, mọi hành động đều phải phụ thuộc vào tâm trạng của sếp. Và như vậy, bạn sẽ dần hình thành một nỗi ám ảnh rằng phải làm thế nào để được sếp chấp nhận.
2. Mọi người đều nói về người thất bại trong phòng
Khi những cuộc nói chuyện hàng ngày tập trung vào người đang nằm trong “danh sách đen” của sếp, ai là người có nguy cơ bị sa thải cao nhất, bạn sẽ có nỗi sợ về địa vị và quyền lực trong công ty. Bạn lo lắng rằng chính mình là người đang được nói tới.
3. Nhân viên mất niềm tin vào lãnh đạo
Khi nhân viên trong công ty phải ngừng cố gắng trong công việc và hỏi bản thân “ Liệu có an toàn không khi chia sẻ ý kiến của mình với sếp?”, bạn có nỗi sợ về tổ chức. Tại công sở, nơi đôi khi mọi người ăn cắp ý tưởng của người khác thì niềm tin là điều đáng sợ.
4. Công ty đặt ra những mục tiêu xa vời
Một mục tiêu cụ thể giúp nhân viên có định hướng cụ thể để phấn đấu. Tuy nhiên, nếu mục tiêu đó quá xa rời thực tế, nó có thể mang lại nỗi sợ cho nhân viên. Ngoài ra, áp lực hoàn thành chỉ tiêu và hàng đống dự án với thời hạn gấp rút cũng là một nỗi ám ảnh với nhiều nhân viên.
5. Công ty đặt ra hàng đống quy tắc
Chính sách, quy tắc, luật lệ giúp nhân viên tuân theo trách nhiệm công việc của mình trong vòng kiểm soát. Nhưng hàng đống quy tắc ( và một số rất phi lí ) áp đặt lên nhân viên sẽ khiến họ cảm thấy mệt mỏi và chán nản. Bên cạnh đó, một số công ty còn có điều kiện chặt chẽ để giữ chân nhân tài, đây cũng là một nỗi sợ của nhân viên.
6. Công sở hạn chế ý kiến cá nhân
Thử tưởng tượng xem, khi bạn và đồng nghiệp đang thảo luận một vấn đề, sếp đột nhiên xuất hiện và yêu cầu giải tán chỉ vì nghi ngờ các bạn có kế hoạch mập mờ. Thêm nữa, công ty còn rất hạn chế cho phép nhân viên phát biểu ý kiến cá nhân. Một công sở như vậy thật tù túng và đáng sợ.
7. Thông tin không được công khai rộng rãi
Đáp án duy nhất cho thắc mắc “ Nhân viên có thể tìm hiểu thông tin từ đâu?” là “ Hỏi người quản lí”. Thông tin trong phòng rất hạn chế và thậm chí, đôi khi nhân viên chỉ biết về hợp đồng mới của công ty thông qua báo chí. Nhân viên có thể phát hoảng trước tình trạng “ mù” thông tin khi làm việc trong môi trường như vậy.
8. Thăng tiến không minh bạch
Khi người được thăng chức và trao thưởng một cách nhanh chóng là những kẻ nịnh bợ, nỗi sợ là điều tất yếu đối với những nhân viên luôn nỗ lực hết mình vì chất lượng công việc. Người lãnh đạo của tổ chức đó luôn được vây quanh bởi những người chỉ biết nói có bởi nó thoải hơn là sự thật.
9. Công sở không có thách thức
Trong môi trường này, nhân viên lo sợ vì không có cơ hội thử thách bản thân. Và nó sẽ dần giết chết tinh thần và động lực làm việc hăng hái của họ.
10. Sếp quản lí bằng nỗi sợ
Khi sếp thường đưa ra quyết định trong bí mật, “bố thí” thông tin một cách nhỏ giọt, tuyển dụng dựa trên cảm tính cá nhân hơn là năng lực của ứng viên, hạn chế, thậm chí cấm nhân viên thể hiện cảm tưởng cá nhân, đó là sự quản lí bằng nỗi sợ.
Tin liên quan
- Cái “Tâm” là gốc của thành công(29/09/2014)
- Thú đọc sách của doanh nhân(29/09/2014)
- 8 điều cần làm để đi đúng hướng trong sự nghiệp(29/09/2014)
- 7 mẹo “đối phó” với tính trì hoãn công việc(29/09/2014)
- Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao(29/09/2014)
- “Đồng nghiệp là thượng đế!”(29/09/2014)
- 3 yếu tố phi ngôn ngữ khi thương lượng(29/09/2014)
- 7 bí quyết vàng nơi công sở(29/09/2014)
- 5 nguyên tắc xây dựng quyền lực(29/09/2014)
- 4 cách đánh tan áp lực công việc(29/09/2014)